Sơn Giang là xã có nhiều nhà thờ, chùa chiền, miếu mạo, người dân Sơn Giang chịu ảnh hưởng của Nho giáo từ cưới hỏi, ma chay đến quan niệm nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, cần, liêm, dũng… Đạo Lão cũng có ảnh hưởng đến tín ngưỡng của người dân với việc xây dựng các đền, miếu. Ở đây, xưa kia nhiều thôn có đền, miếu do nhân dân lập ra để thờ thần nhưng theo thời gian, cùng với những biến động chính trị mà hệ thống đền, miếu bị dỡ bỏ. Hiện nay, đền, chùa được địa phương tôn tạo nhằm phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Người dân Sơn Giang còn chịu ảnh hưởng của Phật Giáo, bằng chứng là trên địa bàn xã có ngôi chùa Tượng Sơn. Chùa Tượng Sơn: chùa được xây dựng thời Hậu Lê (và đầu thế kỷ XVIII) ở làng Yên Hạ do bà Bùi Thị Thưởng thân mẫu của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sáng lập ra và do hai anh em Lê Hữu Trác trực tiếp xây dựng. Sở dĩ chùa có tên gọi là Tượng Sơn vì sau lưng chùa có núi Voi (Tượng). Sát đầu núi Voi có dòng khe nước chảy ầm ầm suốt bốn mùa nên nhân dân còn gọi chùa với tên khác là chùa Ầm Ầm. Trước đây chùa gồm ..... gian, làm bằng gỗ Hiện nay, chùa được tu sửa lại khang trang gồm 3 nhà: thường điện, trung điện, hạ điện, có sư trụ trì và nhiều tăng ni phật tử. Chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Từ trước đến nay, chùa là nơi nhân dân đến cầu nguyện, thắp hương nhân các ngày lễ, tết, rằm, mồng một hàng tháng.
Đạo Thiên chúa giáo du nhập vào Sơn Giang vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thuộc giáo phận Vinh, giáo xứ Kẻ Mui gồm 3 họ: Yên Quát, Yên Hòa, Đức Vọng. Nhà thờ giáo họ Yên Quát được xây dựng năm 1901 thuộc xóm ....(Đình Hà) ven sông Ngàn Phố. Năm 1998, nhà thờ được xây lại với chiều dài ......, chiều rộng 12 m. Nhà thờ giáo họ Yên Hòa được xây dựng năm ..... gồm 1 nhà gỗ 6 gian là nơi sinh hoạt của giáo dân thôn Yên Hội. Nhà thờ giáo họ Đức Vọng được xây dựng năm 1978 tách ra từ giáo họ Yên Hòa. Nhà thờ là nơi sinh hoạt củ giáo dân thôn .....
Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội: Có nhiều địa chủ, nhiều việt gian, phản động, người cượt biên, tù thả về...
Đến nay, đồng bào theo đạo Thiên chúa ở xã có 627 hộ, 2.849 khẩu. Các giáo dân ở Sơn Giang luôn chấp hành dúng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng lối sống tốt đời, đẹp đạo, kính Chúa, yêu nước, có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương.
Về phong tục, tập quán: Người Sơn Giang luôn quan niệm thờ cúng tổ tiên là nghĩa vụ thiêng liêng. Lúc cha mẹ còn sống thì phụng dưỡng chu đáo, khi cha mẹ mất thì hương khói cúng đơm sao cho trọn nghĩa vẹn tình. Những người coi nhẹ tổ tiên, không thờ phụng được coi là bất nhân, bất hiếu. Trong nhà bàn thờ tổ tiên được đặt ở gian chính, cao ráo, sạch sẽ, trang nghiêm nhất. Đồ tế có đủ hương, hoa, trầm, trà, đèn dầu, bát đũa… Vào những ngày giỗ, tết có thêm mâm cỗ sịnh soạn. Từ thờ cúng gia tiên, mở rộng ra đến thờ cúng họ tộc. Họ lớn đông người thì xây nhà thờ riêng, họ nhỏ ít người không có điều kiện thì tổ chức thờ cúng ngay tại nhà trưởng tộc. Các tục lệ có thể giảm bớt nhưng ngày giỗ tổ luôn được con cháu ghi nhớ để cúng tế trang nghiêm. Các dịp rằm tháng tháng Giêng, rằm tháng Bảy… con cháu khắp nơi tụ họp dâng nén nhang thơm tưởng nhớ công đức tổ tiên, đây cũng là dịp con cháu ôn lại lịch sử dòng họ, nhắc nhở, răn dạy con cháu về giữ gìn nề nếp gia phong, truyền thống dòng họ. Sự bảo lưu, gìn giữ nhà thờ họ qua thăng trầm lịch sử, cũng như nhiều nhà thờ họ hiện nay thể hiện nét đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của con người nơi đây. Ngoài ra, ở Sơn Giang còn lưu giữ được nhiều nét đẹp trong các phong tục mang đậm chất mộc mạc thuần hậu của một làng quê yên bình như: mừng thọ đầu xuân, lễ vào họ, tục đi phường hội, tục uống nước chè xanh… trong đó lập các phường hội, tục mừng thọ đầu xuân và uống nước chè xanh là đậm nét nhất.
Từ thực tiễn cuộc sống với bao khó khăn, người dân xưa phải nương tựa vào nhau trong các tổ chức phường - hội trên tinh thần ái hữu. Các hình thức: phường săn, phường đi Lào, phường tranh, phường lúa, phường tiền, phường ngói… lần lượt ra đời. Hội hiếu, hội hỷ ra đời và hoạt động sôi nổi đã góp phần không nhỏ trong sự gắn kết, vun đắp thêm tình làng, nghĩa xóm trong cư dân nơi đây.
Sinh hoạt văn hóa dân gian ở Sơn Giang nói riêng tương đối phong phú, với nhiều hình thức như kể chuyện cổ tích, thần thoại, chuyện cười; giao lưu với các điệu hát ví, hát dặm, hát đối, hát tuồng… Các trò chơi dân gian như đánh đu, đi kheo, kéo co, cờ tướng, cờ người… cũng được thường xuyên tổ chức trong các dịp lễ tết, hội hè. Hoạt động này vừa mang sắc thái riêng của địa phương, vừa là tài sản văn hóa thể hiện tình yêu nghệ thuật tạo thêm sự phong phú trong đời sống tinh thần của người dân.
Sơn Giang là vùng đất địa linh, vừa có núi, có đồng bằng và dòng sông Ngàn Phố thơ mộng chảy qua. Từ khi lập làng đến nay đã trải qua bao biến cố, thăng trầm nhưng với bàn tay khối óc, người dân Sơn Giang đã tạo dựng nên những nét đẹp truyền thống thống đó là: cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động, sản xuất; kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm, thông minh, học giỏi. Những truyền thống đó hôm nay đang được con cháu giữ dìn và phát huy, thu được nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, tiến lên xhur nghĩa xã hội.